Kỹ sư phần mềm hiện là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay, chắc chắn cơ hội sẽ ngày càng mở rộng cho những ai theo đuổi ngành nghề này.

1. Tìm hiểu ngành kỹ sư phần mềm

1.1 Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm là những người tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống trên máy tính.
Họ thường có tầm nhìn tổng quát và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành cũng như các kĩ thuật ứng dụng toán học, khoa học, thiết kế. Nhiệm vụ chính của họ nói đơn giản là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, khách hàng và so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế ra những phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bằng chứng là trong đợt dịch này, chúng ta phải làm việc hằng ngày với các ứng dụng gặp mặt trực tuyến Zoom, Google Meet và phần mềm tin học như Word, Excel, Powerpoint,… Và chắc chắn nó sẽ không ngừng phát triển trong tương lai. Đó cũng là lý do vì sao ngành kỹ sư phần mềm đang rất “hot” và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trên thị trường việc làm tại Việt Nam.

1.2 Phân biệt với nghề lập trình viên

Đối với các bạn chưa tiếp cận nhiều với ngành nghề này thì sẽ thường nhầm lẫn giữa kỹ sư phần mềm (Software Engineer) và lập trình viên (Programmer). Tuy nhiên hai vị trí này có những điểm khác nhau cơ bản để bạn có thể phân biệt.
Kỹ sư phần mềm là người có tầm nhìn, cũng như có cái nhìn tổng quát về khách hàng, công ty, nguồn lực nhân sự. Ở họ cần có khả năng tư duy, sáng tạo, quản lý cũng như kiến thức chuyên môn. Đặc biệt là luôn phải cập nhật những công nghệ, kỹ thuật mới. Ngoài ra, kỹ sư phần mềm cũng thường xuyên trao đổi, thảo luận với khách hàng, nhà quản lý và các nhóm liên quan để tạo được kế hoạch phát triển phần mềm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, lập trình viên thì không cần quan tâm nhiều đến các vấn đề trên mà chỉ cần tập trung vào công việc chính của họ là viết code, viết chương trình theo nhiệm vụ được giao. Họ chỉ làm việc một mình với chiếc máy tính mà không thường xuyên giao tiếp, trao đổi với người khác trong quá trình thực hiện dự án.
Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:

  • Software Developer (ASP.Net MVC / DotNet / Java)
  • Software Developer (ReactJs/ React Native)
  • Nhân viên phát triển phần mềm

2. Mô tả công việc, yêu cầu trình độ và kỹ năng của Kỹ sư phát triển phần mềm

Mô tả công việc của kỹ sư phát triển phần mềm ở các công ty khác nhau sẽ không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung, bạn sẽ phụ trách một số nhiệm vụ như là:

  • Tham gia vào các dự án phát triển phần mềm, bao gồm tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm phần mềm.
  • Phát triển lưu đồ, bố cục và tài liệu để xác định các yêu cầu và giải pháp phần mềm.
  • Viết mã với thiết kế tốt nhất và có thể kiểm thử được.
  • Đưa ra các thông số kỹ thuật và xác định tính khả thi trong hoạt động phát triển phần mềm.
  • Tích hợp các thành phần của phần mềm vào một hệ thống phần mềm đầy đủ chức năng.
  • Xây dựng kế hoạch xác minh phần mềm và quy trình đảm bảo chất lượng.
  • Lập tài liệu và duy trì chức năng phần mềm.
  • Khắc phục sự cố, gỡ lỗi và nâng cấp hệ thống hiện có.
  • Triển khai các chương trình và đánh giá phản hồi của người dùng.
  • Tuân thủ các kế hoạch dự án và tiêu chuẩn ngành.
  • Đảm bảo phần mềm có thể mở rộng và được cập nhật các tính năng mới nhất.

Khi tuyển kỹ sư phát triển phần mềm, nhà tuyển dụng sẽ chỉ tuyển ứng viên có trình độ chuyên môn và chứng chỉ bổ sung cũng sẽ là điểm cộng. Hơn thế nữa, các ứng viên có kinh nghiệm sẽ có nhiều cơ hội hơn. Một số yêu cầu cụ thể với vị trí này bao gồm:

  • Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc trong vai trò kỹ sư phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm, lập trình viên hoặc tương tự.
  • Kinh nghiệm thiết kế các ứng dụng tương tác, phần mềm hữu ích trong nhiều lĩnh vực (phần mềm ERP, giáo dục, giải trí…).
  • Khả năng phát triển phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình Java, Ruby on Rails, C ++ hoặc các ngôn ngữ lập trình khác.
  • Kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu, công nghệ SQL…
  • Kinh nghiệm phát triển các ứng dụng web bằng cách sử dụng ít nhất một framework phổ biến.
  • Có trải nghiệm phát triển phần mềm theo hướng thử nghiệm.
  • Thành thạo các công cụ kỹ thuật phần mềm.
  • Thiết lập quy trình kiểm thử phần mềm, gỡ lỗi, mở rộng và nâng cấp.
  • Tỉ mỉ, cẩn thận, chú ý tới chi tiết.
  • Tư duy phân tích, sáng tạo.

3. Cơ hội và mức lương kỹ sư phần mềm

Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng tăng, và ngành CNTT luôn có sức hấp dẫn. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Theo một báo cáo của Evans Data Corporation, số lượng nhà phát triển phần mềm trên thế giới có khoảng 26,9 vào năm 2021 và con số dự kiến ​​sẽ tăng lên 28,7 triệu vào năm 2024. Tại Việt Nam, theo một báo cáo gần đây, số lượng lập trình viên là vào khoảng 430 nghìn. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm tăng 56% trong năm 2019 và tiếp đà tăng trưởng cao trong các năm 2020 và 2021. Báo cáo cũng cho thấy năm 2021, nhu cầu nhân lực phần mềm đã tăng lên 500,000 người so với 400,000 người ở năm trước đó.
Hơn nữa, nhu cầu cao về nghề nghiệp dành cho các lập trình viên phần mềm có nghĩa là áp lực về công việc sẽ tăng lên kèm theo lương cũng tăng dành cho các kỹ sư phần mềm tương lai. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.

4. Các trường đào tạo ngành kỹ sư phần mềm

4.1 Tại Hà Nội

  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)

HUST đã nổi tiếng từ lâu trong mảng đào tạo các ngành công nghệ. Đây là trường đại học thuộc thành viên Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể nói rằng Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trường tốt nhất Việt Nam về mảng công nghệ thông tin .
Chuyên ngành đào tạo: Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.

  • Trường Đại học Công nghệ (UET)

Trường Đại học Công nghệ (UET) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập từ năm 2004. Với 17 năm thành lập, UET cũng lọt top các trường đào tạo thông tin tốt nhất miền Bắc.
Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

4.2 Tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT)

Đại học Công nghệ thông tin (UIT) thuộc cụm Đại học Quốc gia TPHCM là nơi đào tạo hàng đầu ngành Kỹ thuật phần mềm. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về công nghệ thông tin và kỹ năng quan trọng để trở thành các kỹ sư phần mềm ưu tú trong tương lai.
Chuyên ngành đào tạo: Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu,…

  • Trường Đại học FPT

Trường Đại học FPT là một trường tư với đặc điểm nổi bật là chương trình đào tạo rất thực tiễn, sát với công việc trong thực tế và không đặt nặng các môn lý thuyết không liên quan quá nhiều đến chuyên ngành. Bên canh đó tường còn áp dụng các công nghệ hiện đại nhất, chương trình đào tạo bám sát chuẩn đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin ACM của Mỹ. Có thể so sánh với nhiều trường đại học trên thế giới.
Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *