Lựa chọn đối tác trong kinh doanh thế nào giúp doanh nghiệp mang về nhiều lợi ích và hạn chế được rủi ro? Đây có lẽ là câu hỏi nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn khi lựa chọn đối tác cho tổ chức của chính mình
1. Chọn đối tác mang lại kỹ năng và kinh nghiệm cho doanh nghiệp
Hãy lựa chọn đối tác kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp bạn nhiều kỹ năng và kinh nghiệm tuyệt vời.
Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp, bán hàng tuyệt vời. Tuy nhiên khả năng huy động tài chính kém, hãy cân nhắc một đối tác phụ trách kế toán, tài chính cho doanh nghiệp.
Bạn và đối tác của mình càng mang lại nhiều tiềm lực cho doanh nghiệp thì việc bắt đầu, lập kế hoạch, phát triển và điều hành doanh nghiệp của bạn càng dễ dàng tiến đến thành công.
Một đối tác kinh doanh tốt nên có các kỹ năng, tiềm lực hỗ trợ cho doanh nghiệp bạn. Không một ai là “bậc thầy” trong mọi lĩnh vực, trong khi việc điều hành một doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các khía cạnh về tài chính, sản phẩm, cơ sở vật chất, nhân lực… .
Lựa chọn đối tác phù hợp trong kinh doanh chính là một mối quan hệ hợp tác mang lại lợi ích cho đôi bên.
Vì vậy, việc chọn đối tác có tiềm năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm là điều vô cùng cần thiết.
2. Chọn đối tác có tầm nhìn và chia sẻ giá trị tương đồng
Việc lựa chọn đối tác kinh doanh có cùng tầm nhìn và tương đồng giá trị là điều rất quan trọng. Bạn sẽ cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với đối tác của mình để đưa ra quyết định, đặt mục tiêu và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Nếu bạn hợp tác với một bên luôn muốn đi theo hướng riêng, không cùng quan điểm trong các bước phát triển thì việc hợp tác này sẽ dễ bị đứt gãy và doanh nghiệp bạn khó có thể thành công.
Hãy cùng đối tác đặt ra các mục tiêu ngắn và dài hạn, cùng nghiên cứu các tiêu chí của cả hai bên để xem tầm nhìn của đối tác có sâu, rộng hay không?. Từ đó, có chắc chắn đây là đối tác phù hợp để đặt một mối quan hệ hợp tác lâu dài.
3. Chọn đối tác có thể cung cấp tài nguyên uy tín cho doanh nghiệp bạn
Lựa chọn đối tác trong kinh doanh cung cấp tài nguyên uy tín giúp mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho doanh nghiệp bạn.
Một đối tác có thể cung cấp tài nguyên uy tín cho doanh nghiệp bạn có thể là tiềm lực về tài chính, về mạng lưới kinh doanh, các kết nối trong ngành cùng các chuyên môn cụ thể,… đều sẽ giúp tăng giá trị doanh nghiệp bạn và nâng cao cơ hội hợp tác thành công, lâu dài.
4. Chọn đối tác ổn định về tài chính
Việc lựa chọn đối tác kinh doanh có sức khỏe tài chính ổn định là điều vô cùng cần thiết để tránh được rủi ro xảy ra khi hợp tác.
Một đối tác nào đó đang có vấn đề về thiếu hụt nguồn tài chính hoặc đang ở giữa cuộc khủng hoảng tài chính không nên là lựa chọn để hợp tác kinh doanh.
Các đối tác có tài chính ổn định sẽ hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác cũng như đảm bảo sự hoạt động bình thường, cùng phấn đấu đến với mục tiêu chung.
5. Chọn đối tác có đạo đức kinh doanh và đảm bảo sự tin tưởng
Hãy tìm một đối tác đảm bảo sự tin tưởng, trung thực và có đạo đức trong kinh doanh. Bởi vì, một đối tác có tố chất đạo đức kém có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp bạn về vấn đề ăn cắp ý tưởng, bản quyền hay các bí mật kinh doanh nội bộ…
Hơn nữa, doanh nghiệp bạn sẽ cảm thấy tin cậy, an toàn và yên tâm khi hợp tác với các đối tác có đạo đức kinh doanh và đảm bảo được sự tin tưởng của đôi bên.
6. Chọn đối tác trên cơ sở trao đổi thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau
Trong quá trình lựa chọn đối tác trong kinh doanh, cần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Mục đích của việc này sẽ đảm bảo mọi công việc chung của 2 bên diễn ra suôn sẻ, với tinh thần hợp tác cùng phát triển.
Mỗi bên cần hạn chế cái “tôi” của mình, giúp tìm được tiếng nói chung trên con đường phát triển, cùng nhau chia sẻ và trao đổi những vấn đề chung khi tiến tới ký kết hợp đồng như:
- Giá trị cốt lõi của quá trình hợp tác.
- Các bước đi của mỗi doanh nghiệp khi tiến tới mục tiêu chung.
- Các thuận lợi và khó khăn khi cùng hợp tác.
Từ đó đưa ra các phương án giải quyết tốt nhất để tránh những rắc rối về sau.
Tuân thủ đủ 6 điều trên, sẽ giúp doanh nghiệp bạn lựa chọn được đối tác phù hợp, giúp các bên hiểu nhau, cùng nhau tiến tới các bước phát triển và vượt qua mọi sóng gió trên thương trường.